SỐ HÓA

Châu Âu tạo cỗ máy mạnh nhất thế giới để đuổi kịp: Trung Quốc đáp trả bằng thứ cao hơn cả tháp Eiffel

Admin

Các quốc gia Châu Âu đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng đất nước tỷ dân cũng được cho là đang sở hữu một siêu phẩm.

Việc triển khai hàng loạt các “trang trại gió”, cùng với các nguồn năng lượng sạch khác, có thể sẽ là một phần quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Siemens Gamesa, một trong những công ty hàng đầu về năng lượng gió cũng không ở ngoài cuộc. Họ đã phát triển một nguyên mẫu turbine gió ngoài khơi mới với công suất 21,5 MW, đường kính cánh quạt lên tới 276 m tại địa điểm thử nghiệm Østerild. Thông tin này được xác nhận bởi Cơ quan Năng lượng Đan Mạch. Dù kích thước khổng lồ, nhưng hình ảnh thực tế của turbine này vẫn chưa được công bố.

Đầu năm 2024, Siemens Gamesa tự tin rằng dự án của họ sẽ sở hữu "nguyên mẫu turbine gió ngoài khơi mạnh nhất thế giới". Kế hoạch ban đầu của họ là tạo ra một turbine “xô đổ” kỷ lục của turbine lớn nhất thế giới hiện tại, do Mingyang Smart Energy (Trung Quốc) lắp đặt vào tháng 9/2024. Turbine này có công suất 20 MW, đường kính cánh quạt từ 260-292 m.

Tuy nhiên, theo Windpower Monthly, đoạn phim về việc vận chuyển nguyên mẫu turbine của Siemens đến Østerild để lắp đặt vào cuối tháng 1/2025 đã được công bố. Dẫu vậy, việc lắp đặt và vận hành turbine này có thể sẽ mất một thời gian nữa. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể sẽ vượt mặt Đan Mạch. Tháng 10 năm ngoái, Tập đoàn Điện khí Phương Đông (Trung Quốc) đã xác nhận việc sản xuất thành công turbine gió 26 MW tại tỉnh Phúc Kiến.

Các quốc gia sử dụng kỹ thuật và kết cấu cực kỳ phức tạp để đảm bảo những cỗ máy khổng lồ này có thể chống chọi với các yếu tố đe dọa từ bên ngoài. Ảnh: Siemens Gamesa

Cỗ máy khổng lồ này được cho là cao tới 34 m, cao hơn cả tháp Eiffel, với đường kính cánh quạt là 310m. Tập đoàn này coi việc thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước là một thành tựu lớn, nhưng vẫn chưa công bố chi tiết về tiến độ lắp đặt.

Nếu Siemens đưa nguyên mẫu của mình tại Đan Mạch vào hoạt động trước Tập đoàn Điện khí Phương Đông, đây sẽ thực sự là turbine hoạt động lớn nhất hành tinh. Tuy nhiên, danh hiệu này có thể sẽ sớm bị turbine khổng lồ của Trung Quốc soán ngôi.

Điều này không hề làm giảm giá trị thành tựu của Siemens. Công ty cho biết nguyên mẫu của họ sẽ cung cấp đủ năng lượng xanh cho khoảng 7.000 hộ gia đình ở Đan Mạch mỗi năm, giảm 55.424 tấn khí thải nhà kính hàng năm. Thành tựu này thể hiện kỹ thuật kết cấu vô cùng phức tạp được áp dụng để đảm bảo những cỗ máy khổng lồ này có thể chịu được các yếu tố khắc nghiệt của môi trường biển.

Bất kể công ty nào giành chiến thắng, đây đều là một bước tiến lớn cho năng lượng gió và cho các quốc gia của họ trong nỗ lực đạt được các mục tiêu kiểm soát khí thải.