Conic Boulevard

Điểm đặc biệt của "siêu dự án" Thành phố thông minh 4,2 tỷ USD ở Đông Anh

Admin
Đây là công trình có thiết kế quy mô lớn thể hiện ý tưởng và công nghệ mới, sáng tạo mang tầm quốc tế.
Điểm đặc biệt của "siêu dự án" Thành phố thông minh 4,2 tỷ USD ở Đông Anh- Ảnh 1.

Hơn 30 năm qua, Tập đoàn BRG là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bán lẻ, dịch vụ, du lịch. Doanh nghiệp này dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga.

Năm 2025, theo chia sẻ của doanh nhân Nguyễn Thị Nga, tập đoàn tập trung vào phát triển dự án thành phố thông minh Bắc Hà Nội. Đây là một thành phố có rất nhiều tính năng thông minh, từ năng lượng, di chuyển, quản lý, giáo dục, y tế, kinh tế và sẽ có tiện ích tốt nhất cho người dân.

"Ở đây, có một điểm đặc biệt của thành phố này, đó là thành phố trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới. Vào tháng 8 năm 2024, tôi cũng đến Indonesia để ký kết trong hội nghị EZVIZ toàn cầu. Thực sự, cam kết này tiêu biểu cho một thành phố trung hòa carbon thực sự và có thể chúng tôi sẽ nhập một số cây từ nước ngoài để giải quyết ô nhiễm môi trường... Đặc biệt, sẽ có các giải pháp để giảm 50% chi phí cho năng lượng cho các hộ gia đình ", bà Nga cho hay.

Trước đó, tại lễ trao biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), bà Nga cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng sẽ đưa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội trở thành khu đô thị trung hòa carbon đầu tiên không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, một điển hình tiêu biểu của Hà Nội và của cả Việt Nam trong việc phát triển môi trường ngày càng bền vững và góp phần thúc đẩy sớm hoàn thành cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 về việc đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 và kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030".

Điểm đặc biệt của "siêu dự án" Thành phố thông minh 4,2 tỷ USD ở Đông Anh- Ảnh 2.

Dự án thành phố thông minh Bắc Hà Nội (Smart City) diện tích hơn 270 ha, tổng mức đầu tư 4,2 tỷ USD. Dự án nằm trên ba xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ của huyện Đông Anh.

Công trình này do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển thành phố thông minh Bắc Hà Nội (NHSC) thực hiện. NHSC là liên doanh giữa Tập đoàn BRG(Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản).

Với tổng mức đầu tư 4,2 tỷ USD, dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội chia làm 5 giai đoạn, hoàn thành hạng mục cuối cùng vào cuối năm 2032, theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (ĐTM). Cụ thể: Giai đoạn 1 khoảng 72,7 ha; giai đoạn 2 (67,5 ha); giai đoạn 3 (65,7 ha); giai đoạn 4 (30,2 ha) và giai đoạn 5 (35,3 ha).

Dự án sẽ có tháp tài chính 108 tầng, hàng chục tòa văn phòng chung cư hỗn hợp, hàng trăm biệt thự, nhà liền kề. Trong đó, toà tháp tài chính 108 được coi là trung tâm của dự án.

Tòa tháp này cao 639 m, nằm tại ô đất 3.3.4 trên diện tích hơn 133.000 m2, mật độ xây dựng gần 23%. Sau khi hoàn thành, dự án thành phố thông minh dự kiến có quy mô dân số hơn 25.740 người.

Theo chủ đầu tư, dự án 4,2 tỷ USD này sẽ có hệ thống dịch vụ thế hệ mới CityOS gồm 6 giải pháp thông minh về năng lượng, di chuyển, quản lý, cuộc sống, sức khỏe - học tập và kinh tế.

Điểm đặc biệt của "siêu dự án" Thành phố thông minh 4,2 tỷ USD ở Đông Anh- Ảnh 3.

Để thực giải quyết những khó khăn cho dự án, tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới, bà Nga đã bày tỏ mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho tập đoàn.

"Tôi đề nghị có các chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng và trung hòa carbon, bao gồm cả thuế và thủ tục hành chính. Có các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng sáng tạo để khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch và năng lượng tái tạo. Điều này góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà Thủ tướng đã cam kết với quốc tế, với mục tiêu đến năm 2050 Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu Net Zero", bà Nga bày tỏ.