Conic Boulevard

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành

Admin
Sau gần 4 năm đưa vào vận hành thương mại, nhiều hạng mục tuyến metro Cát Linh - Hà Đông đã xuống cấp nhưng chưa được sửa chữa.

Ngày 24-5, Trung tâm quản lý và điều hành giao thông Hà Nội (Tramoc) cho biết Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hà Nội metro) phải có trách nhiệm sửa chữa mái nhà ga Yên Nghĩa thuộc tuyến metro Cát Linh - Hà Đông bị thủng từ tháng 9-2024.

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành- Ảnh 1.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành thương mại tháng 11-2021

Tramoc khẳng định Hà Nội metro có trách nhiệm tiếp nhận quản lý, bảo vệ, sử dụng đúng mục đích tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tuyến metro Cát Linh - Hà Đông. Hà Nội metro cũng là đơn vị nhận đặt hàng cung cấp dịch vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông năm 2025 theo quyết định ngày 11-4-2025 của Sở Xây dựng.

Thông tin từ Hà Nội metro cho biết mái nhà ga Yên Nghĩa thuộc tuyến metro Cát Linh - Hà Đông bị thủng do ảnh hưởng của bão Yagi (bão số 3) từ tháng 9-2024. Theo Hà Nội metro, việc chậm sửa chữa, khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng trên tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông là do công ty còn chậm trễ, chưa tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan, báo cáo cấp thẩm quyền để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Hà Nội metro cũng cho biết thêm đã thống nhất với các cơ quan liên quan tiến hành sửa chữa khẩn cấp một số hạng mục như thay thế các tấm mái nhà ga Yên Nghĩa, mái các cầu thang lên xuống tại các nhà ga bị hư hỏng và các tấm kính vách tường nhà ga bị vỡ… trên tuyến metro Cát Linh - Hà Đông.

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành- Ảnh 2.

Sau 4 năm nhiều hạng mục tại tuyến đường sắt trên cao này đã bị xuống cấp

Đối với những hạng mục có yêu cầu nguồn kinh phí lớn, cần phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Hà Nội Metro hiện đang phối hợp cùng cơ quan quản lý để triển khai trong thời gian sớm nhất.

Trước đó ngày 23-5, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra mưa lớn kèm gió to khiến một số tuyến phố bị ngập úng. Do mái nhà ga Yên Nghĩa bị thủng xảy ra tình trạng nước chảy lênh láng ở khu vực tầng 2 sàn nhà ga khiến hành khách hạn chế di chuyển ở khu vực này vì sợ trơn trượt và ướt người.

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành- Ảnh 3.

Mái nhà ga Yên Nghĩa bị thủng từ tháng 9-2024 đến nay chưa được sửa chữa

Ngoài mái nhà ga nêu trên, theo ghi nhận, sau thời gian chính thức vận hành thương mại đến nay, nhiều hạng mục của tuyến đường sắt này đã xuống cấp. Trong đó, có nhiều hạng mục, như mái nhà ga, hệ thống bảng điện tử thông báo thời gian tàu đến và đi, máy bán vé tự động, ghế ngồi cũng như hệ thống tháng cuốn đã xuống cấp nhưng đến nay vẫn chưa được sửa chữa và cải tạo.

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành- Ảnh 4.

Nhà ga Yên Nghĩa lênh láng nước sau cơn mưa ngày 23-5-2025.

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành- Ảnh 5.

Hệ thống máy bán vé tự động hay bị lỗi.

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành- Ảnh 6.

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành- Ảnh 7.

Hệ thống màn hình camera giám sát tại một số ga thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã hư hỏng

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành- Ảnh 8.

Hệ thống máy uống nước miễn phí phục vụ người dân nhưng cũng đã rơi vào tình trạng hư hỏng

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành- Ảnh 9.

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành- Ảnh 10.

Hiện trạng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sau gần 4 năm vận hành- Ảnh 11.

Nhiều hệ thống thang cuốn tại các nhà ga cũng không còn hoạt động

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành thương mại tháng 11-2021. Tuyến đường sắt này dài 13 km đi trên cao qua 12 nhà ga. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, chở được 960 người, tốc độ tối đa 80 km/giờ, tốc độ khai thác 35 km/giờ. Giá vé thấp nhất 8.000 đồng một lượt, tối đa 15.000 đồng nếu đi toàn tuyến.