Conic Boulevard

Trần nhà bị thấm dột: nguyên nhân và cách xử lý

Admin
Trần nhà bị thấm nước không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây phiền toái cho gia chủ trong sinh hoạt hàng ngày.

Trần nhà bị thấm nước là vấn đề thường gặp ở những ngôi nhà cũ, đặc biệt là vào mùa mưa. Dấu hiệu trần nhà bị thấm nước bao gồm vết ố vàng hoặc nâu, trần bị bong tróc, nứt và có mùi ẩm mốc.

Nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước

Theo các chuyên gia xây dựng, trần nhà bị thấm nước có thể do những nguyên do sau:

Nứt sàn mái

Sàn mái bị rạn nứt là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng thấm dột trần nhà. Dưới tác động của thời tiết, sàn mái bê tông có thể bị nứt. Khi trời mưa, nước mưa sẽ len lỏi theo vết nứt này tạo thành dòng chảy rò rỉ xuống trần nhà, gây thấm dột.

Thi công kém chất lượng

Ngoài yếu tố nhiệt độ, thời tiết, thi công kém chất lượng cũng là nguyên nhân khiến trần nhà thấm dột. Lỗi này do thợ tính toán sai kỹ thuật, vật tư. Điều này dẫn đến trần nhà xuống cấp và dễ bị thấm dột sau một thời gian sử dụng.

Trần nhà bị thấm dột: nguyên nhân và cách xử lý- Ảnh 1.

Thi công kém chất lượng là nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm dột. (Ảnh: Suanhathanhkinh)

Thấm từ sàn tầng trên

Một nguyên nhân khác gây hiện tượng thấm dột trần nhà là thấm từ sàn tầng trên xuống hoặc thấm nước từ nhà vệ sinh hoặc sân thượng.

Cách xử lý trần nhà bị thấm dột

Trần nhà bị thấm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của gia chủ, vì vậy việc xử lý cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Với công trình mới xây

Không ít nhà mới xây đã xảy ra tình trạng thấm dột khiến người dùng lo lắng. Để xử lý, nên sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng, phủ kín bên ngoài đồng thời làm phẳng bề mặt cần chống thấm. Sau đó, phun lớp sơn lót bên ngoài rồi đến sơn chống thấm sàn.

Trường hợp trần nhà dột nhiều thành giọt nước nhỏ, cần loại bỏ lớp gạch lát trần nhà ở khu vực bị thấm. Sau đó, phủ lớp keo chống thấm và trét xi măng, lát gạch lại.

Với ngôi nhà cũ

Cách xử lý trần nhà dột ở những ngôi nhà cũ sẽ phức tạp hơn. Trước hết, cần làm sạch tường, loại bỏ lớp sơn bên ngoài, đồng thời cạo sạch vôi. Khi trần nhà được vệ sinh sạch sẽ, tiến hành công đoạn chống thấm.

Lưu ý, nếu không vệ sinh trần nhà sạch sẽ, lớp sơn khó lên màu và gây ra tình trạng rộp, giảm hiệu quả chống thấm.

Để xử lý trần nhà thấm dột hiệu quả, nên tìm sự hỗ trợ của đơn vị chống thấm chuyên nghiệp, uy tín.